Hội đồng Toàn quyền Ấn Độ

Viceregal LodgeSimla, được xây dựng vào năm 1888, là dinh thự mùa hè của Phó vương Ấn ĐộViceregal Lodge, Delhi, nơi Phó vương Hardinge ở (1912–31), hiện là tòa nhà chính của Đại học Delhi[3]

Toàn quyền luôn được cố vấn bởi một Hội đồng về việc thực hiện các quyền lập pháp và hành pháp của mình. Đạo luật Điều chỉnh 1773 quy định việc bầu chọn Hội đồng gồm 4 cố vấn và Toàn quyền sẽ được hỗ trợ bởi hội đồng này, các quyết định của hội đồng có tính ràng buộc đối với Toàn quyền.

Năm 1784, hội đồng được giảm xuống còn 3 thành viên; Năm 1786, quyền lực của Toàn quyền đã được gia tăng hơn nữa, khi các quyết định của Hội đồng không còn tính ràng buộc.

Đạo luật Hiến chương 1833 đã có những thay đổi sâu hơn đối với cấu trúc của Hội đồng. Đây là đạo luật đầu tiên phân biệt giữa quyền hành pháp và lập pháp của Toàn quyền. Theo quy định của đạo luật, 4 thành viên của Hội đồng do "Court of Director" của Công ty Đông Ấn Anh bầu ra. 3 thành viên đầu tiên được phép tham gia vào tất cả các quyền bỏ phiếu và tham vấn cho toàn quyền, nhưng thành viên thứ tư chỉ được phép ngồi và biểu quyết khi các luật đang còn tranh luận.

Năm 1858, "Court of Director" không còn quyền bầu ra các thành viên của Hội đồng. Thay vào đó, một thành viên chỉ có chức năng bỏ phiếu được hoàng gia chỉ định và 3 thành viên còn lại do Bộ trường Ấn Độ thuộc Nội các Chính phủ Anh chỉ định.

Đạo luật Hội đồng Ấn Độ 1861 đã thực hiện một số thay đổi đối với thành phần của Hội đồng. 3 thành viên sẽ được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Ấn Độ, và 2 thành viên còn lại bởi Hoàng gia. Quyền bổ nhiệm tất cả 5 thành viên Hội đồng được trao cho Quân chủ Anh vào năm 1869. Phó vương được trao quyền bổ nhiệm thêm 6 đến 12 thành viên (thay đổi từ 10 thành 16 vào năm 1892, và 60 vào năm 1909).

Năm 1919, một cơ quan lập pháp của Ấn Độ, bao gồm Hội đồng Nhà nước và Hội đồng lập pháp, tiếp quản các chức năng lập pháp của Hội đồng Phó vương. Tuy nhiên, Phó vương vẫn giữ được quyền lực đáng kể về lập pháp. Phó vương có thể chi tiền mà không cần sự đồng ý của Cơ quan lập pháp cho các mục đích "giáo hội, chính trị, quốc phòng" và cho bất kỳ mục đích nào trong "trường hợp khẩn cấp". Phó vương còn được phép phủ quyết, hoặc thậm chí ngừng tranh luận về bất kỳ dự luật nào. Nếu Phó vương đề nghị thông qua dự luật, nhưng không được sự đồng thuận của 1 trong 2 cơ quan, phó vương vẫn có thể tuyên bố thông qua. Cơ quan Lập pháp không có thẩm quyền về các vấn đề đối ngoạiquốc phòng. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước do Phó vương bổ nhiệm; Trong khi đó Cơ quan Lập pháp sẽ tự bầu ra chủ tịch của cơ quan mình, nhưng cuộc bầu cử cần có sự chấp thuận của Phó vương.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Toàn quyền Ấn Độ http://www.hindustantimes.com/News-Feed/newdelhi/I... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761557562/Indi... http://www.acarm.org/government_buildings.shtml //doi.org/10.2307%2F3678436 https://archive.org/details/cambridgehistory06raps... https://archive.org/details/marquisdalhousi04arnog... https://web.archive.org/web/20120717175634/http://... https://web.archive.org/web/20170430232921/http://... https://www.webcitation.org/5kwqApfNS?url=http://e... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Govern...